Vai trò của Lactoferrin

Lactoferrin tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng

Vai trò của Lactoferrin


Quan hệ Sữa non và Lactoferrin

Tên gọi “sữa non” đôi khi làm cho chúng ta hiểu nhầm là sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Thực ra không phải vậ̣y! Sữa non là sữa hình thành trong tuyến sữa của bà mẹ ngay từ những tháng cuối của thai kỳ và được tiết ra chỉ trong vài ngày đầu sau sinh mà thôi. Sữa non rất đậm đặc, số lượng ít, nhưng chứa nhiều chất đạm, đường, các chất miễn dịch và ít chất béo. Sau tuần đầu tiên, sữa non sẽ dần loãng ra, nhạt màu dần và chuyển thành sữa vĩnh viễn sau này (gọi là sữa trưởng thành) với thành phần hoàn toàn khác.
Đặc điểm nổi bật của sữa non là chứa rất nhiều các yếu tố miễn dịch, giúp bảo vệ bé trong những ngày tháng đầu sau khi mới sinh.

Lactoferrin là  gì ?

Sữa non chứa nhiều IgA là kháng thể tự nhiên hiện diện rất nhiều trong niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu. Ngoài IgA, một số yếu tố khác trong hệ miễn dịch cũng có rất nhiều trong sữa non và được mẹ truyền qua cho bé như các loại cytokine, lyzozyme và đặc biệt là Lactoferrin, một yếu tố miễn dịch được nhắc đến nhiều trong thời gian gầnn đây, là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể
Lactoferrin bản chất là một chất đạm (glycoprotein), nhưng điều đặc biệt là nó có khả năng gắn với các phân tử sắt rất cao.
Quan hệ Sữa non và Lactoferrin

Chính nhờ đặc điểm này, Lactoferrin có khả năng “giành giật” chất sắt với các vi khuẩn. Thông thường, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn đòi hỏi phải có một số chất liệu để chúng có thể sinh sôi và phát triển và sắt là chất mà các vi khuẩn rất cầb đến. Nhờ khả năng cạnh tranh chất sắt rất cao của mình mà nó trở thành một yếu tố miễn dịch rất quan trọng trong cơ thể, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể còn non nớt của bé. Nó có nhiều nhất trong sữa một số loài động vật có vú, đặc biệt là sữa non. Nồng độ Lactoferrin trong sữa non cao gấp vài lần so với sữa trưởng thành. Điều đặc biệt là nó có trong sữa mẹ là cao nhất và cao hơn nhiều so với sữa bò. Cụ thể, sữa non của bò có chứa từ 0,5-0,8mg trong mỗi ml sữa, trong khi sữa non của người mẹ có đến 6-10mg/ ml. Tương tự, sữa bò bình thường chỉ có 0,1-0,3mg /ml trong khi mỗi ml sữa mẹ bình thường (sữa trưởng thành) có chứa 2-4mg . Ngoài ra, nó còn được thấy trong các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch mật, … và trong các bạch cầu đa nhân.

Lactoferrin ứng dụng trong cuộc sống

Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngoài việc cạnh tranh chất sắt với vi khuẩn, Lactoferrin còn có thể gắn trực tiếp trên màng vi khuẩn, làm phá vỡ tế bào vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Hiệu quả của Lactoferrin trên việc duy trì một hệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá, chống tạo thành mảng bám trên răng miệng cũng như giúp làm giảm nhiễmm khuẩn cho hệ hô hấp cũng đã được thấy rõ trong các nghiên cứu.
Lactoferrin cũng đã được chứng minh có tính chất kháng một số virus như virus viêm gan C, rotavirus, virus bại liệt, virus hợp bào hô hấp thường gây viêm hô hấp ở trẻ em và cả một số loại virus nguy hiểm như CMV và HIV. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành kết hợp Lactoferrin vào trong các loại thuốcc kháng virus nhằm tăng cường tính kháng khuẩn và làm giảm các tác dụng phụ do các thuốc này gây ra.

Bổ sung Lactoferrin cho trẻ sơ sinh

Theo số liệu tại Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ năm 2010, tại Việt Nam chỉ có 55% trẻ sơ sinh được bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sinh và chỉ 10% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều này làm giảm rất nhiều khả năng trẻ nhận được Lactoferrin từ sữa mẹ. Nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, việc thay thế toàn bộ hay một phần sữa mẹ bằng sữa bò hay sữa bột công thức sẽ làm sự “gia cố hàng phòng thủ” cho trẻ bằng Lactoferrin bị sụt giảm đáng kể dẫn tới việc trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Việc tuyên truyền cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm ngay giờ đầu tiên và tiếp tục bú mẹ hoàn toàn ít nhất đến 6 tháng tuổi là rất cần thiết, nhằm cung cấp cho trẻ một cách tốt nhất các thành phần dinh dưỡng và miễ̃n dịch. Nếu vì lý do nào đó trẻ không được bú sữa non hoặc không được bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời, việc bổ sung thêm các yếu tố miễn dịch từ bên ngòai, đặc biệt là Lactoferrin, nên được quan tâm.
TS.BS  Nguyễn Anh Tuấn 
Giảng viên Bộ môn Nhi
Trường Đại học Y Dược TP. HCM

10 nhận xét:

  1. Bé nhà tôi thường hay bị táo bón. Khi đưa cháu đi khám, bác sĩ bảo đường ruột của cháu cần bổ sung các loại đường bổ trợ tiêu hóa như Lactulose và Raffinose. Mong Phó Giáo sư giải thích thêm về điều này? Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi bé dễ bị hắt hơi, ho, sổ mũi... Vậy làm thế nào để bé đỡ bị mắc bệnh? Có cần bổ sung thêm chất gì cho bé không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trẻ bị táo bón chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống như uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ, pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày… Để xử lý vấn đề này thì nên cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả có tính nhuận tràng. Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Khi trẻ đã bị táo bón không nên cho ăn cà rốt, hồng xiêm, táo… Ngoài ra, việc bổ sung các loại đường bổ trợ tiêu hóa Lactulose và Raffinose cũng là giải pháp hữu hiệu. Lactulose là một disaccharide tổng hợp, còn Raffinose là một triaccharide tổng hợp. Ở kết tràng, Lactulose và Raffinose bị thủy phân bởi các enzyme của vi khuẩn thành các axid hữu cơ, gây giảm PH ở đoạn giữa kết tràng. Sự axid hóa môi trường trong ruột này sẽ làm kích thích nhu động ruột. Điều này cho phép cơ thể trẻ đào thải các chất thải nhanh hơn và hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Bé hay bị nhiễm bệnh là do hệ miễn dịch của bé yếu nên dễ bị các loại vi trùng tấn công gây đau ốm, bệnh tật. Vì vậy, cơ thể bé cần được bổ sung các chất để tăng cường sức đề kháng.

      Xóa
  2. Theo tôi được biết thì Lactoferrin là chất có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bé. Hàm lượng Lactoferrin có nhiều trong sữa non. Vậy xin Phó Giáo sư nói rõ hơn Lactoferrin là chất gì? Và nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với trẻ em?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lactoferrin là một loại protein thuộc họ Transferrin, có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ em như khả năng kháng một số loại vi trùng gram dương và gram âm, một số loại virus như virus viêm gan C, rotavirus, virus bại liệt, virus hợp bào hô hấp thường gây viêm hô hấp ở trẻ em, CMV. Bên cạnh đó, Lactoferrin còn thúc đẩy sự tăng trưởng của các Bifidobacteria (vi khuẩn có lợi) giúp cơ thể trẻ em ngăn ngừa nhiễm trùng, kích thích miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Một tính năng đặc biệt của Lactoferrin là khả năng gắn trực tiếp lên màng vi trùng, làm phá vỡ tế bào vi trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học cho thấy Lactoferrin còn có khả năng lấy sắt của vi trùng, làm cho vi trùng thiếu sắt để tăng trưởng; ức chế sự kết dính vi trùng với khoang miệng; ngăn kết dính E.Coli, Shigella với tế bào đường ruột; chống viêm…

      Xóa
  3. Lactoferrin có khả năng kháng nhiều loại vi trùng, trong đó có vi trùng CMV. Xin Phó Giáo sư giải thích rõ về loại vi trùng này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CMV (Cytomegalovirus) là một loại virus herpes thuộc họ Herpesviridae. CMV là một trong những nhiễm virus phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến mọi người, nhưng điều quan trọng là ảnh hưởng đến những phụ nữ đang mang thai vì CMV từ người mẹ đang nhiễm CMV có thể truyền cho trẻ sơ sinh hoặc trong quá trình thai nghén hoặc sau khi sinh. Điều đáng chú ý là trong khi các triệu chứng của nhiễm CMV ít biểu hiện trong phần lớn các trường hợp người lớn, thì ở trẻ sơ sinh, nó có thể gây nên những triệu chứng khá nặng nề và về lâu dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như điếc, giảm thị lực và chậm phát triển trí tuệ, đặc biệt ở những trẻ có hệ thống miễn dịch yếu.

      Xóa
  4. Được biết PGS.TS Vũ Huy Trụ vừa có chuyến ghé thăm Tập đoàn sữa Morinaga tại Tokyo, Nhật Bản. Vậy Phó Giáo sư cho biết tình hình phóng xạ hiện nay tại Nhật Bản như thế nào? Và về phía nhà sản xuất thì hãng sữa Morinaga có đưa ra biện pháp an toàn nào để người tiêu dùng Việt Nam an tâm khi sử dụng các sản phẩm của hãng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mức độ phóng xạ đo được ở Tokyo hiện nay rất thấp, chỉ vào khoảng 0,028 ÷ 0,079 µSv. Mức phóng xạ này hoàn toàn an toàn đối với con người. Tập đoàn Morinaga áp dụng quy trình kiểm tra kép cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Đây là quy trình kiểm tra rất nghiêm ngặt, tức là nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đều phải được kiểm tra hai lần tại Trung tâm nghiên cứu phân tích và tại nhà máy của hãng. Khi kết quả kiểm tra ở hai nơi này đạt yêu cầu thì sản phẩm mới được tung ra thị trường.

      Xóa
  5. Vai trò của Lactoferin trong dinh dưỡng trẻ em


    Lactoferrin có khả năng kháng một số loại vi trùng gram dương, gram âm và một số loại vi-rút như vi-rút viêm gan C, rotavirus, vi-rút bại liệt, vi-rút hợp bào hô hấp thường gây viêm hô hấp ở trẻ em, vi-rút CMV và vi-rút HIV. Một tính năng rất đặc biệt của Lactoferrin là khả năng gắn trực tiếp lên màng vi trùng, làm phá vỡ tế bào vi trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Theo một số nghiên cứu thì Lactoferrin còn có khả năng phá vỡ các tế bào gây ung thư. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên hơn 100 tạp chí chuyên ngành y khoa trên toàn thế giới.


    Bên cạnh đó, Lactoferrin còn thúc đẩy sự tăng trưởng của các bifidobacteria (vi khuẩn có lợi), giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường ruột của bé. Ngoài ra, Lactoferrin còn có khả năng lấy sắt của vi trùng, làm cho vi trùng thiếu sắt để tăng trưởng. Điều này giải thích vì sao Lactoferrin là yếu tố miễn dịch quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể còn non nớt của bé. Ngoài ra, Lactoferrin còn cócác chức năng khác như: ức chế sự kết dính vi trùng với khoang miệng; ngăn kết dính E.Coli, Shigella với tế bào đường ruột; chống viêm...

    Trả lờiXóa
  6. Được biết, lactoferrin là một loại protein trong sữa có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ em, nên được bổ sung vào một số loại thực phẩm, trong đó có sữa bột.

    Trả lờiXóa